Thị trường bất động sản Lâm Đồng là chủ đề của cuộc họp giữa UBND tỉnh và các doanh nghiệp trong ngành bất động sản. Các vấn đề được thảo luận tập trung vào việc xử lý các dự án bất động sản” treo “,quy hoạch, thu hồi đất, cải tạo môi trường sống và cơ chế pháp lý. UBND tỉnh cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc triển khai dự án và phát triển thị trường bất động sản Lâm Đồng.
Kế hoạch xử lý & gỡ khó cho thị trường bất động sản Lâm Đồng
Trước tình hình thị trường bất động sản Lâm Đồng đang gặp rất nhiều khó khăn, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 để có thể tháo gỡ một số khó khăn cho thị trường bất động sản. Tỉnh Lâm Đồng cũng đã có những động thái mạnh mẽ để sớm khơi thông điểm nghẽn, kỳ vọng sẽ tháo gỡ được các khó khăn ở lĩnh vực này.
Theo báo cáo, trong Quý I/2023 giao dịch bất động sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chỉ còn 2.192 giao dịch, giảm hơn 10.000 so với cùng kỳ năm 2022. Nếu như cùng thời điểm này năm 2022, giao dịch đất nhà có 12.467 giao dịch thì quý I/2023 chỉ còn 2.192 giao dịch. Bên cạnh đó, cấp giấy phép xây dựng bất động sản cũng sụt giảm 50%. Tổng các giao dịch giảm trên 10.000 trường hợp so với cùng kỳ.
Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết, trước sự “đóng băng” của thị trường bất động sản, thu ngân sách Nhà nước trong 3 tháng đầu năm cũng chịu ảnh hưởng, chậm tiến độ. Trong đó, 2 khoản thu chủ yếu từ giao dịch bất động sản là thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu được xác định do số hồ sơ giao dịch chuyển nhượng bất động giảm mạnh.
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, ngay trong tháng 3/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Võ Ngọc Hiệp cũng đã ký văn bản chỉ đạo xử lý các vướng mắc, khó khăn liên quan đến việc phân lô, tách thửa kinh doanh bất động sản trên địa bàn.
Theo đó, các địa phương cần rà soát lại các dự án và tháo gỡ khó khăn trong công tác tách thửa, thẩm định hệ số giá đất cho phù hợp. Các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng, kinh doanh bất động sản theo đúng quy định, tuyệt đối không để hình thành các khu dân cư, các dự án bất động sản trái phép, không phù hợp với quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị).
Ngoài ra, đối với các khu vực, diện tích đất hộ gia đình, cá nhân đã hiến đất, làm đường và tách thửa, hình thành các khu, điểm dân cư mới (thực chất đây là các dự án kinh doanh bất động sản), UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu các huyện, thành phố tiến hành rà soát và xử lý với những giải pháp cụ thể.
Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Nghị quyết đã đánh giá chính xác, đúng và trúng vấn đề của thị trường bất động sản hiện nay, xác định cụ thể các khó khăn, vướng mắc chủ yếu. Có thể thấy vốn và pháp lý chính là 2 điểm nghẽn lớn nhất trên thị trường hiện nay cần được tháo gỡ.
Chính phủ đã chỉ đạo tổng thể các giải pháp và giao nhiệm vụ rất cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương; đồng thời, chỉ rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp bất động sản. Đó là phải ưu tiên mọi nguồn lực để thanh toán nợ, đặc biệt là nợ trái phiếu; chủ động nghiên cứu giá cả, cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tiễn của thị trường.
Theo tinh thần Nghị quyết, hai nút thắt chính của thị trường bất động sản Lâm Đồng là vướng mắc pháp lý và nghẽn dòng tiền sẽ được tháo gỡ. Cụ thể, về vốn, doanh nghiệp bất động sản khó khăn sẽ được xem xét giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ. Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh phù hợp hệ số rủi ro với các phân khúc bất động sản. Các ngân hàng thương mại có biện pháp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường. Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Ngay sau khi Nghị quyết số 33 của Chính phủ được ban hành, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng nhanh chóng yêu cầu các sở, ngành và các địa phương nghiên cứu các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã yêu cầu sở Tài nguyên và Môi trường trực tiếp xuống tại địa phương là TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm để hướng dẫn cụ thể cho các địa phương thực hiện các chỉ đạo của tỉnh trong vấn đề gỡ khó phân lô, tách thửa và các vấn đề liên quan bất động sản. Sau đó, sẽ lần lượt thực hiện với các địa phương còn lại.
Ông Trần Văn Hiệp – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng khẳng định: Với các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn mà Chính phủ đang quyết liệt thực hiện, tỉnh Lâm Đồng cũng đã khẩn trương chỉ đạo các địa phương tập trung nghiên cứu các giải pháp, thực thi đúng các quy định mà tỉnh đã ban hành. UBND tỉnh cũng đã làm việc cùng các sở, ngành để kiểm tra, rà soát, đánh giá kết quả công tác tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án bất động sản trong thời gian qua và xác định các việc phải làm trong thời gian tới.
Bất động sản Bảo Lộc có bước chuyển biến mới
Ngày 16/6 vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định số 1194/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2040. Đây là một trong những quy hoạch quan trọng, tác động lớn đến thị trường bất động sản thành phố Bảo Lộc.
- Quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận có diện tích 59.849,2ha. Trong đó bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận thuộc huyện Bảo Lâm (5 xã thuộc Bảo Lâm sẽ sáp nhập Bảo Lộc gồm: Lộc An, Tân Lạc, Lộc Thành, Lộc Nam và Lộc Tân).
Mục tiêu lập quy hoạch nhằm phát triển thành phố Bảo Lộc trở thành đô thị loại 2 vào năm 2025; xây dựng thành phố tiệm cận tiêu chuẩn loại 1 vào năm 2040, theo xu hướng quy mô tương đương tỉnh lỵ.
Đồng thời xây dựng thành phố Bảo Lộc trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2022 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Đây là đầu mối giao thông về đường bộ của vùng và là một điểm đến hấp dẫn khu vực phía Nam của tỉnh Lâm Đồng.
- Quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận với tính chất là đô thị hạt nhân phía Nam của tỉnh Lâm Đồng; trung tâm kết nối giao thông của vùng tỉnh với vùng TP.HCM, vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
Đây còn là đô thị tổng hợp hiện đại, thành phố thông minh; quy mô phát triển tương đương tỉnh lỵ trong tương lai; đô thị tăng trưởng xanh và bền vững, mang nét đặc trưng riêng, phù hợp với yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn và yêu cầu về thu hút đầu tư;…
- Quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận còn có tính chất là trung tâm dịch vụ – thương mại hỗn hợp; trung tâm văn hóa, thể thao cấp quốc gia; trung tâm chuyên canh theo hướng công nghệ cao, nghiên cứu đổi mới sáng tạo các sản phẩm đặc hữu; trung tâm dịch vụ du lịch cấp vùng và quốc gia; trung tâm y tế và giáo dục – đào tạo cấp vùng; trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cấp vùng và quốc gia;…
Theo quy hoạch vừa được phê duyệt, đô thị thành phố Bảo Lộc vùng phụ cận sẽ phát triển theo mô hình đô thị trung tâm và cụm động lực được kết nối bởi tuyến đường vành đai xanh, cấu trúc đô thị một vành đai.
Không gian phát triển đô thị thành phố Bảo Lộc sẽ theo 5 hướng chính. Trong đó, trục đường Lý Thường Kiệt – Phạm Ngọc Thạch là trục tổng hợp trung tâm hành chính và dịch vụ thương mại, văn hóa thể thao.
Trục đường Nguyễn Văn Cừ là trục kết nối từ trung tâm đô thị hiện trạng sang khu trung tâm hành chính mới qua công viên hồ Nam Phương. Trục quốc lộ 20 là các hoạt động dịch vụ hỗn hợp, dịch vụ, thương mại, khu ở, kết nối đến trung tâm nghiên cứu giáo dục đào tạo.
Trục đường Lý Thái Tổ là trục kết nối đi khu du lịch thác ĐamBri. Trục đường Lạc Long Quân – Phan Ngọc Hiển là trục kết nối đến các khu du lịch chăm sóc sức khỏe và khu công nghiệp Lộc Sơn.
Cũng theo quy hoạch, không gian đô thị thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận được định hướng chia thành 9 khu vực phát triển chính gồm, khu vực trung tâm đô thị; khu vực phát triển mới phía Đông; khu vực phát triển mới phía Nam; khu vực phát triển dân cư và du lịch sinh thái; khu vực phát triển mới phía Tây; khu vực phát triển du lịch thác Đam B’Ri; khu dự trữ phát triển phía Bắc; khu trung tâm xã Lộc An; khu vực phát triển và bảo tồn nông – lâm nghiệp.
Quy hoạch cũng định hướng hàng loạt dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn gồm, dự án tổ hợp dịch vụ khách sạn tiêu chuẩn 5 sao; khu tổ hợp dịch vụ – du lịch sinh thái – sân golf – cáp treo núi Sapung; khu du lịch sinh thái núi Đại Bình; khu đô thị sinh thái và nghỉ dưỡng Lộc Phát; các dự án khu đô thị, khu dân cư;….
Những động thái này đang tác động rất tích cực đến BĐS Bảo Lộc. Minh chứng có thể nhìn thấy rõ từ sức mua tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023. Đặc biệt, ở phân khúc đất nền giá rẻ và nhà đất pháp lý sạch đang có nhiều dấu hiệu “tăng tốc” trở lại. Riêng trong quý 2/2023, tổng giao dịch mua bán nhà đất Bảo Lộc đứng thứ 2 toàn huyện về tỷ lệ tăng trưởng chỉ sau thị trường mới – nhà đất Bảo Lâm.
Theo các chuyên gia, từ cuối quý 4/2023 và đầu năm 2024, BĐS Lâm Đồng nói chung và Bảo Lộc nói riêng sẽ quay trở lại “thời kỳ hoàng kim”. Riêng giai đoạn 2025 – 2030 sẽ chứng kiến loạt cơn sốt khi các dự án hạ tầng trọng điểm đua nhau hoàn thiện. Có thể xem thời điểm này là lý tưởng để bắt đáy, tìm kiếm cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời tốt nhất.
Leave A Comment