Lâm Đồng được xem là “mảnh đất hứa” thu hút rất đông doanh nghiệp, giới địa ốc tham gia. Sự xuất hiện của hàng loạt “ông lớn” đã cho thấy sức hút theo thời gian của mảnh đất này là có thật.

Bắt đầu từ năm 2021, bất động sản Lâm Đồng trở thành một trong những thị trường nóng nhất cả nước khi chứng kiến hàng loạt ông lớn rục rịch triển khai nhiều đại đô thị tại các phố núi như Đà Lạt, Bảo Lộc, Di Linh,… khiến giá đất nhiều địa phương tiếp tục leo thang.

Làn sóng này đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Vài tháng gần đây, hàng loạt đại gia trong giới BĐS như Tập đoàn Hưng Thịnh, Phát Đạt, Novaland, Sacom Tuyền Lâm, Sungroup,… liên tiếp đề nghị khảo sát, tài trợ lập quy hoạch các phân khu, dự án có diện tích lớn tại địa phương.

Tại TP Bảo Lộc

Mới đây nhất, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn chấp thuận chủ trương cho CTCP Vietstar Đà Lạt JSC đề xuất nghiên cứu khảo sát, tài trợ kinh phí lập ý tưởng quy hoạch tại TP Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm với quy mô 12.300 ha.

Tuy nhiên, dù sắp quá thời gian hoàn thành ý tưởng quy hoạch (dưới 2 tháng), nhưng đến nay UBND TP Bảo Lộc chưa nhận được đề nghị, liên hệ của doanh nghiệp.

Do đó, địa phương đề nghị Vietstar Đà Lạt có văn bản hoặc cử đại diện liên hệ với các phòng ban, cơ quan của UBND TP để triển khai thực hiện các bước xác định phạm vi, ranh giới, lập ý tưởng quy hoạch, tài trợ kinh phí theo quy định.

Cũng tại TP Bảo Lộc, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland) được tỉnh chấp thuận cho nghiên cứu, khảo sát và tài trợ kinh phí lập ý tưởng quy hoạch tại khu vực hồ Đắk Long Thượng thuộc huyện Bảo Lâm và một phần phường Lộc Phát, phường 01.

Theo đề xuất trước đó của Novaland, doanh nghiệp sẽ đầu tư xây dựng một khu đô thị phức hợp trên diện tích 30.000 ha, bao gồm nhà ở, biệt thự du lịch, trung tâm thương mại, trường học, công viên cây xanh…

“ông lớn” đổ bộ Lâm Đồng 2

Tại huyện Di Linh

Tại huyện Di Linh, CTCP phát triển BĐS Phát Đạt nghiên cứu, khảo sát tài trợ kinh phí lập quy hoạch Khu đô thị mới, thương mại, dịch vụ và du lịch tổng hợp tại thị trấn Di Linh và xã Gung Ré, huyện Di Linh.

Cuối tháng 6/2022, tỉnh thống nhất cho TNG Holdings Việt Nam nghiên cứu, khảo sát, tài trợ kinh phí lập quy hoạch khu đô thị khu vực hồ Đông thị trấn Di Linh, với diện tích khoảng 55 ha.

CTCP Tập đoàn Hương Sen đề nghị nghiên cứu, khảo sát, tài trợ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu vực Làng hoa Thái Phiên – Hòn Bồ, phường 12, TP Đà Lạt với quy mô khoảng 550 ha.

Trước đó, vào tháng 3/2022, Hưng Thịnh có văn bản tỉnh Lâm Đồng về việc nghiên cứu, tài trợ lập quy hoạch Vùng phức hợp đô thị xanh kết hợp nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái theo ranh đề xuất thuộc huyện Bảo Lâm và huyện Di Linh.

Khu vực đề nghị khảo sát, nghiên cứu tài trợ quy hoạch có diện tích khoảng 48.000 ha. Còn TP Bảo Lộc đã thống nhất đề xuất mở rộng phạm vi nghiên cứu hai dự án khu du lịch sinh thái tại núi Sapung do Hưng Thịnh tài trợ lập quy hoạch lên gần 6.000 ha (tăng thêm hơn 3.000 ha).

Trong tháng 3/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng đồng ý cho Liên danh CTCP Tập đoàn Đầu tư Tài chính Việt Nam, CTCP Thương mại Ngôi Nhà Mới và CTCP Tập đoàn Đầu tư ISRAEL khảo sát, nghiên cứu tài trợ kinh phí lập quy hoạch và đăng ký đầu tư dự án Quần thể vui chơi giải trí làng Châu Âu tại khu vực hồ thủy điện Đồng Nai 2, huyện Di Linh và huyện Lâm Hà với quy mô khoảng 18.000 ha.

Tại huyện Bảo Lâm, Đức Trọng, Đơn Dương

Tại huyện Bảo Lâm, Tập đoàn Hưng Thịnh được khảo sát lập ý tưởng quy hoạch xây dựng Khu đô thị sinh thái phía Nam Bảo Lộc tại xã Lộc Thành.

Ngoài dự án này, thời gian qua Tập đoàn Hưng Thịnh đề xuất tài trợ lập quy hoạch nhiều khu vực có diện tích lớn trên địa bàn tỉnh.

Đơn cử, vào tháng 4/2022, doanh nghiệp này có công văn gửi UBND tỉnh Lâm Đồng về đề xuất tài trợ quy hoạch phân khu và đăng ký đầu tư tại khu Bắc xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng.

Quy mô khu vực tài trợ nghiên cứu sẽ gồm có đồ án quy hoạch phân khu phát triển mở rộng đô thị phía Bắc xã Liên Hiệp, diện tích khoảng 1.086 ha.

Bên cạnh đó là đề xuất lập đề án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng dưới tán rừng với 1.463 ha rừng phòng hộ và 855 ha rừng sản xuất.

Hồi cuối tháng 6/2022, CTCP Tập đoàn Hillton đề nghị được nghiên cứu, tài trợ lập quy hoạch chi tiết xây dựng và đề xuất đầu tư dự án Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng tại xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm với quy mô 188 ha. Tuy nhiên, đề xuất này trùng lặp với ranh giới dự án mà Sacom – Tuyền Lâm đang nghiên cứu, do đó chưa có cơ sở để xem xét đề xuất của Hillton.

Trong tháng 4/2022, tỉnh chấp thuận cho CTCP Sacom Tuyền Lâm (thành viên thuộc SAM Holdings) nghiên cứu, khảo sát và tài trợ kinh phí lập ý tưởng quy hoạch tại phường Lộc Phát, xã Đạm B’ri, TP Bảo Lộc với quy mô 1.034 ha.

Cùng tháng, Sungroup đề xuất nghiên cứu, khảo sát tài trợ kinh phí lập quy hoạch và đăng ký đầu tư dự án khu phức hợp đô thị du lịch hồ Kala và núi Brah Yang, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng quy mô 5.000 ha.

Tại huyện Lạc Dương, CTCP Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành đề xuất nghiên cứu, khảo sát dự án Khu đô thị Lạc Dương tại xã Đạ Sar.CTCP Golden City muốn làm dự án du lịch và sân golf thuộc một phần tiểu khu 145A, 114A, trên địa bàn thị trấn Lạc Dương và xã Đạ Sar, với quy mô 90 ha.

Trên địa bàn huyện Đức Trọng, CTCP Tập đoàn Đầu tư Tây Bắc đề nghị tài trợ tổ chức lập quy hoạch hai dự án quy mô 65 ha. Cụ thể là khu dân cư thương mại tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng với diện tích khoảng 43 ha và khu dân cư thương mại tại thị trấn Mỹ Thạnh, huyện Đơn Dương với quy mô khoảng 22 ha.

Một ông lớn cũng góp mặt vào cuộc đua săn đất tại địa phương này là CTCP Tập đoàn T&T. Doanh nghiệp đề xuất đăng ký đầu tư các dự án KĐT Nam sông Đa Nhim – Khu 1 (153 ha); KĐT mới phía Bắc dự án Nam sông Đa Nhim; KĐT mới phía Nam dự án Nam sông Đa Nhim (Khu 2) và KĐT mới phía Nam dự án Nam sông Đa Nhim.

Đối với KĐT Nam sông Đa Nhim – Khu 1, ngày 28/3, CTCP Tập đoàn FLC đã có đề xuất chủ trương đầu tư KĐT Nam Sông Đa Nhim hơn 13.600 tỷ đồng; quy mô khu vực điều chỉnh quy hoạch là 153,65 ha. Tuy nhiên, tỉnh đã dừng xem xét chấp thuận chủ trương dự án này của FLC.

Cũng năm giai đoạn này, bất động sản chợ trở thành mồi ngon của giới đầu tư và rất được trông chờ sự xuất hiện của các dự án tiềm năng. Được quy hoạch bởi UBND huyện Bảo Lâm, Khu dân cư Chợ Lộc Đức “ra đời” đã tạo nên cơn sốt cho thị trường bất động sản Bảo Lâm. Chỉ sau chưa đầy 1 năm, Chợ Lộc Đức đã có pháp lý hoàn chỉnh, chính thức khởi công xây dựng vào 28/07/2023 và dự kiến bàn giao trong quý I/2024. Dự án được triển khai trên quy mô hơn 8 ha, mang đến thị trường 2 sản phẩm chính là đất nền và ki ốt. Trong đó, ki ốt chỉ từ 180 triệu, đất nền từ 700 triệu đồng/sản phẩm, đây được xem là dự án giá rẻ số 1 tại Bảo Lâm hiện nay.

“ông lớn” đổ bộ Lâm Đồng 3

Tại huyện Lạc Dương, Đạ Tẻh, Lâm Hà

Liên danh CTCP Lã Vọng Group và CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị Hoàng Mai muốn lập dự án đầu tư Quần thể vui chơi giải trí làng Thụy Sĩ tại khu vực Hồ Đa Khai (Hồ Đa Nhim Thượng), huyện Lạc Dương với quy mô dự kiến khoảng 1.865 ha.

Ngoài các liên danh, trong tháng này, BCG Land – công ty con của Bamboo Capital được tỉnh đồng ý nghiên cứu khu đô thị sinh thái 320 ha và khu du lịch sinh thái dưới tán rừng 480 ha tại huyện Đạ Tẻh.

Còn CTCP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt (Dalat STC) đề nghị thực hiện dự án Khu du lịch thác Liêng Chi Nha với quy mô 31,18 ha tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà.

Sự có mặt của các “ông lớn” cùng các dự án quy mô từ nhỏ đến lớn đã mở ra cơ hội lớn cho Lâm Đồng, không chỉ thu hút đầu tư mà còn tạo điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội.