Tỉnh Lâm Đồng đang gấp rút triển khai công tác cắm mốc và giải phóng mặt bằng cho dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc – Liên Khương, một phần của tuyến cao tốc nối TPHCM với Đà Lạt.

Cụ thể quy trình thực hiện, thông tin quy hoạch, ngân sách, chiều dài tuyến đường, công tác chuẩn bị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn.

Công tác cắm mốc giải phóng mặt bằng cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc – Liên Khương

Theo Công văn trên, để kịp thời chuẩn bị các điều kiện và hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để khởi công dự án xây dựng đường bộ cao tốc đoạn Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương vào ngày 2/9/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh, UBND các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, huyện Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng, TP Bảo Lộc và các đơn vị có liên quan, tổ chức triển khai cắm mốc giải phóng mặt bằng ngoài thực địa theo phương án tuyến thiết kế trong hồ sơ báo cáo đầu kỳ của Báo cáo nghiên cứu khả thi đang triển khai và bàn giao cho các địa phương làm cơ sở để lập hồ sơ, thủ tục thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án.

Trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc để xem xét, giải quyết.

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu CTCP Tập đoàn Đèo Cả, đại diện liên danh nhà đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu khả thi cao tốc đoạn Tân Phú – Bảo Lộc và CTCP đầu tư Tập đoàn Phương Trang là đại diện liên danh nhà đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu khả thi cao tốc đoạn Bảo Lộc – Liên Khương, chủ động phối hợp với Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh liên hệ, thông báo đến các địa phương khi triển khai cắm cọc mốc tim tuyến, mốc cao độ, mốc đường chuyền, mốc giải phóng mặt bằng để phối hợp, thực hiện quản lý, bảo vệ trong quá trình triển khai thực hiện Dự án.

Dự án đầu tư đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) – Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công – tư được UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho CTCP Tập đoàn Đèo Cả (đại diện liên danh các nhà đầu tư) lập đề xuất.

Theo quyết định phê duyệt chủ trương, cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h. Giai đoạn phân kỳ, dự án có quy mô nền đường rộng 17m, 4 làn xe, bố trí các điểm dừng xe khẩn cấp không liên tục với khoảng cách 4 – 5km/vị trí.

Giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến cao tốc sẽ được đầu tư quy mô hoàn chỉnh theo quy hoạch với nền đường rộng 22m gồm 4 làn xe và 2 làn dừng xe khẩn cấp liên tục.

Tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ của dự án khoảng 17.200 tỷ đồng. Trong đó, vốn Nhà nước tham gia dự án 6.500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu nhà đầu tư 1.605 tỷ đồng và 9.095 tỷ đồng từ các nguồn huy động.

Dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương có tổng chiều dài gần 74 km. Dự án có điểm đầu tại Km126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bảo Lộc (điểm cuối dự án Tân Phú – Bảo Lộc). Điểm cuối tại Km 200+000 giao với cao tốc Liên Khương – Prenn tại Km208+650, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng.

Tuyến cao tốc được đầu tư với quy mô giai đoạn hoàn chỉnh gồm 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75 m, tốc độ 100 km/h. Giai đoạn phân kỳ giai đoạn 1, dự án sẽ được đầu tư với bề rộng nền đường 17 m, tốc độ khai thác 80 km/h.

Trên cơ sở phương án thiết kế, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 19.521 tỷ đồng với cơ cấu gồm: nguồn vốn ngân sách Nhà nước khoảng 7.761 tỷ đồng (chiếm khoảng 39,76% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1).

Trong đó, ngân sách tỉnh bố trí 4.000 tỷ đồng để thực hiện dự án trong giai đoạn 2021-2025, sau khi được Trung ương bố trí 2.500 tỷ đồng sẽ thực hiện điều chỉnh giảm ngân sách địa phương. Số vốn tương đương 3.761 tỷ đồng dự kiến bồi thường bằng việc giao đất cùng mục đích sử dụng đất. Ngoài ra, vốn do nhà đầu tư huy động khoảng 11.760 tỷ đồng (chiếm khoảng 60,24% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1).

Tỉnh Lâm Đồng “cấp tốc” giải phóng mặt bằng cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc - Liên Khương-1

Bất động sản Bảo Lộc: Cơ hội vàng cho nhà đầu tư

Bất động sản Bảo Lộc là một trong những thị trường nghỉ dưỡng hấp dẫn nhất Tây Nguyên, bởi nơi đây sở hữu khí hậu ôn đới, mát mẻ quanh năm, cùng nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và văn hóa.

Bất động sản Bảo Lộc cũng được hưởng lợi lớn từ sự phát triển của hạ tầng giao thông. Hiện nay, Bảo Lộc đã có quốc lộ 20, 55, 27, 28 và các tỉnh lộ kết nối với các tỉnh lân cận. Đặc biệt, khi cao tốc tân Phú – Bảo Lộc – Liên Khương hoàn thành vào năm 2025, việc di chuyển từ TP.HCM lên Bảo Lộc sẽ rút ngắn chỉ còn khoảng 2 tiếng so với 4 tiếng hiện nay. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư và du khách đến với Bảo Lộc.

Bất động sản Bảo Lộc còn có giá trị đầu tư cao bởi nhu cầu mua nhà vườn, biệt thự nghỉ dưỡng tại đây ngày càng tăng. Nhiều người muốn tìm một nơi yên bình, hoang sơ để hòa mình cùng thiên nhiên, tránh xa cái nóng và ô nhiễm của thành phố. Hiện tại, dự án đang nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ nhà đầu tư là khu dân cư Chợ Lộc Đức.

Đây là một trong những dự án bất động sản gần chợ hiếm hoi được triển khai bởi UBND xã Lộc Đức. Dự án mang lại thu nhập từ việc cho thuê hoặc kinh doanh nhờ vị trí gần chợ và hạ tầng giao thông phát triển. Ngoài ra, Bảo Lộc cũng là một thị trường bất động sản tiềm năng nhất Tây Nguyên, khi có nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển bền vững.

Tỉnh Lâm Đồng “cấp tốc” giải phóng mặt bằng cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc - Liên Khương-2

Hy vọng rằng, dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc – Liên Khương sẽ được triển khai thuận lợi và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và thể hiện sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thúc đẩy bất động sản Bảo Lộc 2023 tăng giá trị lợi nhuận cao.